Truyền thống văn hóa

Thị trấn Tiên Điền, được sáp nhập từ xã Tiên Điền và thị trấn Nghi Xuân là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Trải qua nhiều thế kỷ chống chọi với thiên nhiên ác nghiệt và chống xâm lược, áp bức bóc lột để bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng cuộc sống, người dân ở đây đã tạo nên nhiều truyền thống tốt đẹp.

Đến làng cổ Tiên Điền trong chiều Thu.Thả bộ trên con đường quanh co vào làng để cảm nhận sự bình yên, trầm mặc của Tiên Điền. Ngôi Từ đường dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền đượm nét thâm trầm của thời gian 400 năm. Trên từng thớ gỗ, sự tịch lặng, trang nghiêm của kiến trúc ngôi Từ đường như đang âm thầm “kể” câu chuyện về dòng họ Nguyễn và vùng đất nổi danh Tiên Điền.

Trung tâm của làng cổ Tiên Điền, nơi được nhiều du khách ghé thăm hơn cả là Khu lưu niệm đại thi hào - Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du. Toàn bộ quần thể có diện tích khoảng 28.000 mét vuông, được trồng nhiều cây xanh, bài trí theo lối làng quê Việt Nam truyền thống. Nổi bật giữa khu di tích là tượng đài Nguyễn Du trong trang phục khăn đóng, áo dài, tay cầm bút lông toát lên vẻ nho nhã thư sinh của ông lúc đương thời. Tiết Thu, rặng liễu rủ bóng xuống dòng kênh phẳng lặng trước khu lưu niệm, như một điểm nhấn đầy thi vị.

Làng cổ Tiên Điền có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Cư dân đã sinh sống ở vùng đất này từ rất sớm, riêng dòng họ Nguyễn gốc Thanh Oai (nay thuộc Hà Nội) đã vào định cư ở Tiên Điền vào đầu thế kỷ XVII. Trước đó, đã có nhiều dòng họ như họ Hà, họ Đặng… định cư trên mảnh đất này. Khi họ Nguyễn về lập nghiệp đã bồi đắp thêm bề dày truyền thống hiếu học, khoa bảng và văn chương ở Tiên Điền rồi trở nên nổi danh xứ Nghệ.
Câu vè “Lúa Hoa Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống”, muốn khẳng định, Tiên Điền là vùng đất địa linh nhân kiệt, đời nào cũng sinh quan. Chỉ tính riêng hai triều đại Lê - Nguyễn, làng Tiên Điền đã có 6 vị đỗ đại khoa, 32 vị đỗ hương cống, cử nhân. Trong đó, có những con người có đóng góp rất lớn trong tiến trình phát triển của đất nước như cha con Tể tướng Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) và con là Nguyễn Khản (1734 - 1786).

 Đặc biệt, đại thi hào Nguyễn Du, với một khối lượng tác phẩm đồ sộ cả chữ Hán lẫn chữ nôm, đặc biệt là truyện Kiều-thi phẩm vượt tầm thời đại với những giá trị cho muôn đời. Không chỉ làm rạng danh dòng họ Nguyễn, vùng đất Tiên Điền, Nguyễn Du còn đưa nền văn học Việt Nam xứng tầm với thế giới từ cổ chí kim.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, Tiên Điền cũng đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước, như Giáo sư, nhà Khảo cổ học Hà Văn Tấn; Tiến sĩ Y khoa Hà Văn Quyết; Nhà sử học, nhà thơ Đặng Duy Phúc với nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị, đặc biệt cuốn: "Lịch sử Việt Nam viết bằng thơ" và một số tác phẩm viết về quê hương như "Về Tiên Điền nhớ Nguyễn Du", "Nguyễn Du với Thăng Long - Hà Nội"...

Là vùng đất khoa bảng, nay lại được khoác lên mình chiếc áo NTM, khang trang, nhưng Tiên Điền vẫn giữ được dáng vẻ thâm trầm vốn có. Những cái cổng nhà bằng cây của một số hộ dân được cắt tỉa tỉ mỉ, thương lái trả cả tỉ bạc chưa bán, những bờ dậu bằng cây chè tàu xanh mướt…; và cả những ngôi nhà thời cổ của dòng họ Nguyễn, họ Hà mấy trăm năm.Tiên Điền ẩn trong mình nét trầm mặc của làng cổ nổi danh.

Về giáo dục: Từ xa xưa, nhân dân Thị trấn Tiên ĐIền rất coi trọng việc học chữ. Dưới triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn, nơi đây đã có nhiều thế hệ “ông đồ” mở lớp dạy chữ nho cho nhân dân trong vùng, từ đó hình thành nên nghề dạy học. Trên địa bàn Thị trấn Tiên Điền xưa kia, có nhiều bậc văn thân sau khi cáo quan về quê mở trường dạy học, truyền thụ lại kiến thức cho các thế hệ trẻ và có không ít người có vị trí cao trong xã hội như:

Đặng Chủng: Là người có công đặt nền móng cho nghề dạy học ở huyện Nghi Xuân. Ông mở trường dạy học, xây dựng cơ sở bằng tranh nứa gọi là “Viện Long xá” làm nơi dạy chữ cho con em trong vùng. Viện Long xá trên vùng đất tiên Điền được xem là ngôi trường đầu tiên của huyện Nghi Xuân, góp phần đào tạo những người trí thức bổ sung vào đội ngũ quan chức thời bấy giờ. Trước uy tín của Viện Long xá, vùng đất nơi ông ở được gọi tên là làng Văn Tràng (có nghĩa là trường dạy văn), nay là tổ dân phố 4 Thị trấn Tiên Điền.

Đặng Sỹ Vinh, húy Đặng Lộc, hiệu Lạc Thiện tiên sinh, ở thôn Văn Liêu. Năm 20 tuổi thi đậu hương cống, sau đó đậu hoành từ. Ông được bổ làm thị nội văn chức, làm huấn đạo Trường An, thăng tả mô Sơn Nam, tri huyện Đông Thành, Tri phủ Thiệu Thiên. Năm 1752, ông được vua Lê Cảnh Hưng phong Thừa chính sứ Lạng Sơn. Năm Tân Tỵ 1761 được phong Thiếu bảo, Liêu Quận công, Đại phu Thương trụ quốc thượng trật. Khi về hưu, ông đã mở trường làng dạy học dân làng gọi là trường Quan Nghè (1), con em nhiều nơi trong và ngoài vùng đến học, sau này nhiều người đỗ đạt, có danh tiếng. Ông mất năm 85 tuổi, được truy phong Thái Bảo, Thượng đẳng phúc thần.

Đặng Hiệt, tên chữ Sỹ Hàn, hiệu Bác Ái. Năm Quý Dậu (1753) thi hội đậu Tam trường, được bổ làm Tri châu Kỳ Sơn. Thời vua Lê Cảnh Hưng, ông giữ chức Minh nghị tướng quân Táo trung tước đội trung hữu đẳng thuyền tổng binh sứ, Tổng binh đồng tri khinh xa úy trung ban. Được phong “Anh liệt tướng quân, tước Thái nhạc hầu”, thăng “Đô chỉ huy sứ”, tước “Thái nhạc quận công”, kiêm chức Đốc vận quân lương. Năm Ất Mùi (1755) giữ chức Tổng binh sứ trấn thủ Nghệ An. Ông mất khi 47 tuổi và được vua truy phong Dực bảo trung hưng linh phù tôn thần, gia tước đoan túc.

Ngoài ra, còn có nhiều người thi đỗ cao và làm quan dưới các triều đại như: Đặng Duy Phiên, Đặng Thái Tri, Nguyễn Tài Nhuận, Nguyễn Công Đốn, Nguyễn Công Tấn, Nguyễn Trí…

Truyền thống học hành đã được các thế hệ con cháu sau này phát huy, điển hình có Đặng Duy Nhĩ (Đặng Văn Duy 1924 – 2014) đỗ tú tài năm 1944. Trong kháng chiến chống Pháp xuất hiện những gương học tập như: Đặng Duy Phúc, Đặng Duy Giáp, Đinh Trọng… Phong trào bình dân học vụ, xóa mù chữ phát triển rầm rộ. Nhiều con em của thị trấn là kỹ sư, nhà giáo, có một số đỗ đạt cao như: Tiến sĩ lịch sử (ngành xây dựng Đảng) Đặng Duy Báu ở Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Liên Xô; Tiến sĩ ngành kiến trúc Đặng Quốc Khánh (Đại học Kiến trúc Hà Nội), cùng nhiều cử nhân, thạc sĩ…
 

Đặc biệt, đại thi hào Nguyễn Du, với một khối lượng tác phẩm đồ sộ cả chữ Hán lẫn chữ nôm, đặc biệt là truyện Kiều-thi phẩm vượt tầm thời đại với những giá trị cho muôn đời. Không chỉ làm rạng danh dòng họ Nguyễn, vùng đất Tiên Điền, Nguyễn Du còn đưa nền văn học Việt Nam xứng tầm với thế giới từ cổ chí kim.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, Tiên Điền cũng đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước, như Giáo sư, nhà Khảo cổ học Hà Văn Tấn; Tiến sĩ Y khoa Hà Văn Quyết; Nhà sử học, nhà thơ Đặng Duy Phúc với nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị, đặc biệt cuốn: "Lịch sử Việt Nam viết bằng thơ" và một số tác phẩm viết về quê hương như "Về Tiên Điền nhớ Nguyễn Du", "Nguyễn Du với Thăng Long - Hà Nội"...

Là vùng đất khoa bảng, nay lại được khoác lên mình chiếc áo NTM, khang trang, nhưng Tiên Điền vẫn giữ được dáng vẻ thâm trầm vốn có. Những cái cổng nhà bằng cây của một số hộ dân được cắt tỉa tỉ mỉ, thương lái trả cả tỉ bạc chưa bán, những bờ dậu bằng cây chè tàu xanh mướt…; và cả những ngôi nhà thời cổ của dòng họ Nguyễn, họ Hà mấy trăm năm.Tiên Điền ẩn trong mình nét trầm mặc của làng cổ nổi danh.

Về tôn giáo tín ngưỡng: Người dân Thị trấn có ý thức và truyền thống thờ cúng tổ tiên, các họ đều có nhà thờ Tổ. Do ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo từ rất sớm nên nhân dân Thị trấn Nghi Xuân trước đây rất quan tâm xây dựng các cơ sở văn hóa tín ngưỡng và tạo lập được nhiều giá trị văn hóa tinh thần trong khối xóm.